ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI CANADA

Canada khác gì với Việt Nam
Canada hiển nhiên là rất khác so với Việt Nam. Điều đó có nghĩa là có rất nhiều điều bạn cần phải học và khám phá trước khi đến đây, những đặc điểm nổi bật cần biết về đất nước Canada, cũng như về con người, khí hậu và lối sống tại đây.

 

Những điều khác biệt 
1. Đất và khí hậu
Canada là một đất nước rộng lớn. Tổng diện tích là 9,984,670 km2, là nước có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới.
Khoảng cách dài nhất trên đất liền từ điểm cực Bắc tại Nunavut tới điểm cực Nam tại Ontario là 4.634 km. Khoảng cách dài nhất tính từ phía Đông tại Newfoundland và Labrador tới điểm phía Tây tại vùng lãnh thổ Yukon giáp với Alaska là 5.514 km.
Để giúp bạn dễ liên tưởng về sự rộng lớn của Canada, bạn có thể suy nghĩ theo cách sau: mất 7 ngày để lái xa từ Halifax, Nova Scotia tới Vancouver, British Columbia. Mất 7 giờ để bay từ Halifax tới Vancouver. Một điều nữa thể hiện quy mô lãnh thổ rộng lớn của Canada là Canada còn có 6 múi giờ riêng biệt tại các vùng – Newfoundland, Atlantic (Đại Tây Dương), Eastern (Phía Đông), Central (Trung tâm), Mountain (Trên núi) và Pacific (Thái Bình Dương).

2. Các tỉnh và vùng lãnh thổ tại Canada
Canada gồm có 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ, có thể chia làm 5 vùng chủ yếu sau:
Vùng phía Đông, còn được gọi là vùng Đại Tây Dương, bao gồm các tỉnh của Newfoundland và Labrador, Nova Scotia, New Brunswich và đảo Prince Edward.
Vùng trung tâm bao gồm các tỉnh của Quebec và Ontario.
Vùng thảo nguyên bao gồm Manitoba, Saskatchewan và một phần của Alberta.
Vùng phía Tây bao gồm phần lớn của Alberta và British Columbia.
Vùng phía Bắc bao gồm 3 vùng lãnh thổ – Nunavut, Yukon và vùng lãnh thổ Tây Bắc.
Mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ lại có thủ đô và bộ máy chính quyền riêng.

 

3. Tài nguyên thiên nhiên
Canada rất nổi tiếng trên thế giới về hệ thống rừng, động thực vật hoang dã, hệ thống bảo vệ đất và nguồn nước. Canada có hơn 71.500 loài động thực vật hoang dã, chiếm 20 % thảm động thực vật thoang dã còn lại trên thế giới và 10 % rừng và 25 % đầm lầy, 7% hệ thống cung cấp nước sạch trên thế giới. Canada còn có con đường bờ biển dài nhất trên thế giới.

4. Con người
Mặc dù Canada có diện tích lớn, trong tổng số 31 triệu dân thì có đến 80% sống trong các thị trấn và thành phố tại vùng phía Nam của đất nước. Phần lớn dân số của Canada sống tại khoảng 250 km giáp biên giới với Mĩ.
Canada có 25 thành phố với dân số hơn 100.000 người, nhưng lại chỉ chiếm hơn 1 % diện tích của Canada. Với số dân 31 triệu người, Canada đứng thư 33 trên thế giới về những nước có dân số đông nhất.
Canada – đất nước của sự đa dạng

5. Xã hội đa văn hóa
Đa văn hóa là gì?
Đa văn hóa xuất hiện khi mọi người chấp nhận và khuyến khích rất nhiều nền văn hóa tồn tại trong một xã hội. Hiện tượng đa văn hóa có thể dẫn đến rất nhiều tác động và kết quả, bao gồm cả sự hài hòa cả về chủng tộc và sắc tộc. Nói đơn giản, đa văn hóa nghĩa là mọi người từ những nền văn hóa khác nhau chung sống hòa hợp với nhau. Sống và chấp nhận văn hóa của nhau giúp chúng ta hiểu lẫn nhau và tránh được bạo lực, cũng như lòng căm thù.
Một chiều dài lịch sử
Canada chính thức trở thành một nước đa văn hóa vào năm 1971 khi chính phủ bắt đầu công nhận giá trị của mọi người dân Canada bất kể chủng tộc và sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo. Vào thời điểm này, chính phủ còn công nhận giá trị của những người thổ dân và công nhận rằng 2 ngôn ngữ đầu tiên của Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và có giá trị ngang bằng nhau.
Xã hội đa dạng
Canada khuyến khích và nâng cao chủ nghĩa đa văn hóa bằng cách khuyến khích tất cả những người dân Canada tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Mọi người bất kể chủng tộc hay sắc tộc có thể tham gia mọi lĩnh vực trong xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị với tư cách ngang bằng nhau. Mọi người trên đất nước Canada là bình đẳng. Tất cả mọi người đều có quyền được lắng nghe. Tất cả những quyền này được đảm bảo trong Hiến Pháp Canada và Hiến chương Canada về quyền lợi và sự tự do. Canada không chấp nhận sự thù hận và bạo lực.
Một số người đến Canada nhưng lại giữ thái độ căm thù, hay bài trừ một chủng tộc hay sắc tộc nhất định. Nhưng điều này không được cho phép tại Canada. Mỗi người đều có quyền gìn giữ văn hóa của riêng họ và chúng ta phải tôn trọng điều đó.

 

6. Tự do tôn giáo
Hầu như tất cả các tín ngưỡng đều xuất hiện tại Canada. Hiến chương Canada về quyền lợi và sự tự do đảm bảo cho công dân tự do theo tôn giáo của mình. Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải tôn trọng cả tín ngưỡng của những người khác nữa. Bạn có trách nhiệm. Khi mới đến Canada, bạn sẽ sống trong một môi trường đa văn hóa. Điều này đòi hỏi bạn phải cân nhắc một số điểm.
Tất cả những người dân và những người đang sinh sống làm việc trên đất nước Canada phải tuân thủ luật pháp của Canada, bao gồm Hiến Pháp Canada và Hiến chương Canada về quyền lợi và sự tự do. Theo đó, Canada cấm mọi hình thức phân biệt chủng tộc dựa trên gốc gác, màu da, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe hay tinh thần. Thêm vào đó, những người mới đến Canada được khuyến khích học một trong 2 ngôn ngữ chính thức của Canada là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

7. Cuộc sống gia đình
Canada tôn trọng mọi hình thức gia đình.
Cuộc sống gia đình tại Canada cũng đa dạng như chính con người ở đây vậy. Trong khi rất nhiều gia đình bao gồm các thành phần cơ bản là bố mẹ và con cái, thì cũng có rất nhiều hình thức gia đình khác. Ở Canada, bạn có thể sống theo hình thức gia đình nào mà thích hợp nhất với chính bản thân bạn.
Chẳng hạn như, Canada có hơn một triệu gia đình theo cấu trúc gia đình chỉ có bố hoặc mẹ. Hàng trăm nghìn các gia đình có bố dượng hoặc mẹ kế, hay những đôi chung sống mà không cần kết hôn. Họ có thể có con hoặc không có con.
Đôi khi ông bà nuôi cháu, hoặc là chú bác, dì nuôi các cháu. Một vài gia đình thì nhận con nuôi. Những gia đình khác có thể là kết hôn đồng giới. Một số gia đình không có con. Đôi khi cũng có những gia đình lớn nhiều thế hệ chung sống.

8. Kết hôn và ly hôn
Kết hôn ở Canada
Theo luật của Canada, kết hôn là thỏa thuận hợp pháp giữa 2 người. Luật hôn nhân được áp dụng cho mọi đối tượng công dân sống trên đất nước Canada và mỗi người trong trong cuộc hôn nhân này đều bình đẳng trước pháp luật.
Kết hôn giữa 2 người đồng giới được xem là hợp pháp tại Canada.
Ly hôn ở Canada
Bạn không cần phải là công dân Canada thì mới được đệ đơn xin ly hôn.
Bạn có thể đệ đơn xin ly hôn nếu:
• Bạn đã kết hôn hợp pháp tại Canada hay ở nước ngoài.
• Bạn không sống với chồng/vợ trong ít nhất 1 năm, và tin tưởng rằng cuộc hôn nhân của bạn đã kết thúc.
• Một trong hai vợ chồng bạn đã sống tại Canada ít nhất 1 năm trước thời điểm đệ đơn ly hôn.

9. Song ngữ
Canada có 2 ngôn ngữ chính thống: tiếng Anh và tiếng Pháp. Tất cả các cục và các văn kiện chính phủ đều sử dụng 2 loại ngôn ngữ này.
Tiếng Anh được sử dụng thông dụng tại hầu hết các tỉnh ở Canada trừ Quebec. Tại Quebec, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính. New Bruncwick, nơi có rất nhiều người nói tiếng Pháp, là tỉnh duy nhất dùng song ngữ một cách chính thức ở Canada, mặc dù ở Canada còn rất nhiều các tỉnh, hay vùng lãnh thổ khác có những cộng đồng nói tiếng Pháp sinh sống.
Bạn nên học tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp là thật sự rất quan trọng để khởi đầu cuộc sống tại Canada. Biết một trong hai ngôn ngữ này sẽ giúp bạn hòa nhập vào cộng đồng mới, tìm việc. Để trở thành một công dân Canada, bạn sẽ phải thể hiện sự hiểu biết của bạn về tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

10. Chính phủ
Chế độ dân chủ bảo vệ quyền con người
Người dân Canada tôn trọng quyền bầu cử và quyền lựa chọn ai sẽ là người lãnh đạo đất nước của họ. Canada là một đất nước theo chế độ dân chủ. Điều đó có nghĩa là mọi công dân Canada có quyền thay đổi luật pháp và cách chính phủ làm việc tại mọi cấp.
Người dân Canada làm được vậy bằng cách chọn những người đại diện cho pháp luật làm việc tại các cấp liên bang, tỉnh và lãnh thổ, và thành phố.
Từ quyền lợi tới nghĩa vụ
Để bảo vệ quyền lợi, người dân Canada cũng phải tuân thủ những nghĩa vụ nhất định, như là tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền lợi và sự tư do của những người khác. Một nghĩa vụ quan trọng khác người dân Canada cũng phải thực hiện đó là ủng hộ chế độ dân chủ bằng việc đi bỏ phiếu trong mỗi kì bầu cử.

11. Luật pháp
Luật pháp bảo đảm trật tự
Đất nước Canada được điều hành bởi hệ thống pháp luật. Những điều luật được chính phủ tạo ra và được người dân lựa chọn. Luật pháp tại Canada áp dụng cho tất cả mọi người, bao gồm cả cảnh sát, thẩm phàn, những nhà lãnh đạo chính trị và kể cả những người làm việc cho chính phủ.
Nguyên nhân chủ yếu về việc Canada sử dụng luật pháp và nhằm giữ cho xã hội được ổn định, và để đảm bảo sự phát triển hòa bình cho cả đất nước, thể hiện giá trị và niềm tin của công dân vào xã hội Canada.
Ở Canada, bạn được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh là phạm pháp.
Bình đẳng trước pháp luật
Chúng tôi gọi hệ thống pháp luật là hệ thống công lý. Mọi người tại Canada, cho dù là công dân hay người đang tạm thời cư trú, đều bình đẳng trước công lý. Ở Canada, phụ nữ có thể có công việc giống như nam giới và cũng phải chịu trách nhiệm giống nam giới. Mọi người ở Canada sẽ không xin được việc làm tốt hơn chỉ vì tên tuổi của họ, số tiền họ nắm giữ, địa vị xã hội hay giới tính.
Một vài điều luật quan trọng có thể áp dụng vào trong gia đình bạn:
› Trẻ em dưới 12 tuổi không được tự ý rời gia đình sống độc lập và không thể bảo trợ cho một trẻ em khác.
› Tất cả các trẻ em trong độ tuổi từ 6-16 tuổi phải được đi học.
› Tùy từng vùng tại Canada, trẻ em muốn mua hoặc uống rượu phải ít nhất 18 hoặc 19 tuổi.
› Mua bán, sử dụng thuốc gây nghiện như cần sa, heroin hay cocain là phạm pháp.
› Sẽ là phạm pháp nếu có bất cứ hành động nào thể hiện sự xâm hại tình dục mà người kia không đồng ý.
› Việc đánh người khác, kể cả vợ chồng hoặc con, trong nhà hay nơi công cộng đều là phạm pháp.

12. Quyền con người
Các công dân và người dân cư trú tại Canada đều có quyền lợi.
Hiến chương bảo vệ quyền lợi của bạn.
Hiến chương Canada về quyền lợi và sự tự do là một phần của Hiến pháp Canada và sẽ bảo vệ bạn ngay từ thời điểm bạn đặt chân tới Canada. Bao gồm:
› Quyền được sống, tự do và an toàn cá nhân
› Tự do về lương tâm và tôn giáo
› Tự do về suy nghĩ, tín ngưỡng, ý kiến và thể hiện ý kiến, bao gồm cả tự do báo chí và các phương tiện truyền thông khác
› Tự do tổ chức các buổi họp thể hiện sự hòa bình
› Tự do tham gia các tổ chức
› Được bảo vệ khỏi việc điều tra và bắt giữ vô lý, không công bằng
› Quyền được coi như là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội
› Quyền được xét xử công bằng
› Quyền được bảo vệ và hưởng lợi một cách công bằng trước pháp luật, không phân biệt chủng tộc

 

 

 

 

 

Bảng giá nhà đất tham khảo tại các bang của Canada 

ĐẶT HẸN

Đồng ý gửi

SUMMER CAMP CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC HÈ 2020

Ai có thể tham gia? Học sinh từ lớp 5 – 12 Diễn ra ở đâu? 3 tiểu bang CHICAGO, SEATTLE, CORNELL Thời gian như thế nào: kéo dài 14

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC Ở NƯỚC NGOÀI BỊ HỦY VÌ VIRUS CORONA

Các trường đại học ở Mỹ đang đánh giá những rủi ro đối với chương trình học tập nước ngoài, cũng như đã hủy một số chương trình giữa những

DU HỌC HÈ MỸ – USA SUMMER CAMP 2019

TRẢI NGHIỆM MÙA HÈ ĐÁNG NHỚ TẠI XỨ CỜ HOA Chương trình Du học hè Mỹ là một chương trình giáo dục đầy bổ ích nhằm mang đến những trải

Du học Mỹ ở Bang Texas nên chọn trường nào?

Texas là tiểu bang lớn thứ 2 của nước Mỹ, sau Alaska. Nằm ở khu vực Trung Nam của quốc gia, Texas có biên giới với các bang New México

TỔNG THỐNG TRUMP KÝ TUYÊN BỐ TẠM THỜI ĐÌNH CHỈ NHẬP CƯ MỘT SỐ DIỆN VISA, NGOẠI TRỪ EB-5

Ngày 22/4/2020, Tổng thống Donald J. Trump đã ký một bản tuyên cáo “tạm thời đình chỉ nhập cư vào Hoa Kỳ” nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh

VISA BULLETIN FOR APRIL 2020

Chữ F là nguồn bắt từ chữ đầu của từ Family . F1: Công dân Mỹ (đã có quốc tịch) bảo lãnh cho con cái trên 21 tuổi nhưng vẫn

LÃI SUẤT VỀ 0, TỔNG THỐNG MỸ KÊU GỌI GÓI CHI TIÊU 2.000 TỶ USD CHO HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

Ngày 1/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi quốc hội lưỡng viện nước này sớm thông qua gói ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng trị giá

FY 2021 H-1B CAP PETITIONS MAY BE FILED AS OF APRIL 1, APRIL 1, 2020

Dịch vụ Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ hôm nay thông báo rằng bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 2020, các kiến ​​nghị về chủ đề H-1B